Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Suy Nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

GS TSKH Bùi Quốc Châu

Nghiên cứu về tâm lý dân tộc là một việc làm thú vị đối với tôi, nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tính dân tộc Việt Nam, mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan....
Trình bầy cũng là một dịp để học hỏi, cho nên tôi sẵn sàng đón nhận những góp ý chân thành của quý vị để cho tôi có dịp thấy những chỗ sai sót và nông cạn của mình mà kịp thời sửa chữa, bổ sung.

 Theo tôi, tính cách của người Việt Nam nói chung có những nét như sau:

1. Tính vừa phải (chiết trung) không thái quá, không cực đoan.
2. Tính linh động, mềm dẻo ( không quá cứng nhắc)
3. Tính độc lập cao, tinh thần bất khuất.
4. Chuộng thực tế hơn viễn vông (không thích chuyện xa vời)
5. Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam bộ).
6. Giàu nghị lực (có sức chịu đựng)
7. Can đảm, mưu trí.
8. Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, dễ tha thứ, coi trọng tình nghĩa.
9. Thông minh, hiếu học.
10. Không quá khích, không hiếu thắng.
11. Tính lạc quan vui vẻ (hay cười)
12. Tính bất ổn định do thiếu nội lực
13. Tự ái cá nhân lớn hơn tự ái dân tộc. Tự ái nhiều hơn tự trọng, hay tự ái vặt.
14. Tính ăn xổi ở thì, chỉ biết cái lợi trước mắt, không nghĩ đến chuyện lâu dài.
15. Tính nghệ sĩ (hay bốc đồng)
16. Kém trí tưởng tượng và sáng tạo, ít sáng kiến, giỏi bắt chước.
17. Kém tổ chức.
18. Kém óc phân tích
19. Thiếu đoàn kết
20. Trọng hư danh. Ưa nịnh hót
21. Ít tôn trọng kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc
22. Thiếu tinh thần trách nhiệm
23. Giàu cảm tính, cảm xúc (nhạy cảm) Sống và làm việc bằng tình cảm hơn là  bằng lý trí (hay sợ mất lòng người khác)
24. Thiếu tính chân thật, ngay thẳng
25. Tư đức lớn hơn công đức, óc cá nhân lớn hơn óc xã hội.
26. Thiếu tính nhẫn nhục (Thiếu tiểu nhẫn nên thường làm hư đại sự)
27. Thiếu tự tin, nhút nhát
28. Vọng ngoại (Bụt nhà không thiêng)
29. Hay có óc cục bộ địa phương.
30. Óc chiến thuật hơn óc chiến lược
31. Tính tuỳ tiện, cẩu thả
32. Lãng phí thời gian và tiền bạc
33.Tính coi trời bằng vung (không coi việc gì là quan trọng)
34. Hay đố kỵ, nhỏ nhen, ích kỷ, hay dèm pha nói xấu kẻ khác.
35. Tính bảo thủ, hay cố chấp, thành kiến.
36. Tính thích nhàn tản, ham chơi hơn ham làm việc.
37. Tính thích danh hơn thích làm giàu (không quá coi trọng đồng tiền)
38. Tính hay bao biện, ôm đồm, không coi trọng chuyên môn.
39. Tính không rõ ràng, thích nói chung chung.
40. Tính hay tò mò, tọc mạch, ngôi lê đôi mách
41. Tính láu cá, khôn vặt, ranh ma
42. Tính hay thù vặt, hay gây gổ, dễ đánh nhau vì chuyện không đâu.
43. Thích nói (hay viết) hơn làm.
44. Thích chỉ huy ( làm đầu gà hơn làm đuôi phụng) nhưng lại kém quản lý.
45. Hay để ý đến tiểu tiết hơn là đại thể.
46. Thường  thấy gần, ít nhìn xa trông rộng.
47. Tính thích hưởng thụ ( ăn nhậu, vui chơi…)
48. Ý thức vệ sinh kém, nhất là vệ sinh công cộng.
49. Kém ý thức về trật tự công cộng. Nhà cửa thiếu ngăn nắp.
50. Không đúng giờ, không đúng hẹn. Hay thất hứa.

            Trong những điểm tâm lý nói trên, có thể có một số nét tìm thấy ở các dân tộc khác như người Hoa, người Phi, người Mã Lai… nói chung là không hẳn chỉ có ở người Việt. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính chất trung bình của những  đặc tính đã nêu ở dân tộc Việt. Có nghĩa là nếu người Việt có tính thiếu kỷ luật hay thiếu tinh thần trách nhiệm thì cũng chỉ ở mức trung bình chứ không quá tệ vì đặc tính nổi bật của người Việt là tính chiết trung (vừa phải). Thứ hai là những nhận xét của tôi nhằm nói đến đặc điểm của số đông, của cộng đồng chứ không nói đến những trường hợp đặc biệt của từng cá nhân mà ở dân tộc nào và lĩnh vực nào cũng có. Thật ra, những nhận xét trên đây còn có thể tìm thấy qua âm nhạc cổ truyền dân tộc, qua nghệ thuật nấu ăn, và qua kho tàng Ca dao, tục ngữ Việt Nam vì nó phản ánh một cách khá trung thực tâm lý dân tộc qua hàng ngàn năm nay.

 Đã từ lâu, tôi nhận thấy sự khác biệt về thể chất cũng như trong cách tư duy của người phương Đông với người phương Tây. Tôi đã đi đến một giả thuyết nhìn nhận rằng có một năng lực vũ trụ vô cùng lớn hình thành nên vạn vật, trong đó có các hành tinh. Cổ nhân Đông Phương gọi đó là Khí. Khí thì có Âm có Dương và luôn vận động nên nó tác động vào các hành tinh cũng dưới dạng Âm Dương. Do đó, nó chi phối trái đất theo nguyên lý sau: Nửa phần phía Tây (bên trái) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Đông (bên phải) địa cầu thuộc Âm. Nửa phần phía Bắc (phần trên) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Nam (phần dưới) điạ cầu thuộc Âm. Phía Tây, kể từ nước Hy Lạp qua đến nước Mỹ, còn phía Đông kể từ nước Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng trung Đông đến vùng Viễn Đông như Nhật Bản, Nam Dương quần đảo (Indonesia) Còn phía Bắc gồm các nước ở trên đường xích đạo như Phi Châu thuộc phía Nam. Qua cách phân bổ vô hình này của vũ trụ, ta thấy các nước thuộc phía Tây và ở phương Bắc thì rất cương cường, hiếu thắng vì thuộc Dương. Còn các nước ở phía Đông và phía Nam thì hiếu hòa hơn và cũng Âm tính hơn vì thuộc Âm. Từ đó sinh ra một số tính chất rất tự nhiên về mặt tâm sinh lý của người dân sinh sống đã lâu trên các phần lãnh thổ đó.

            Điều lý thú là quy luật Âm Dương này cũng phân bổ cho từng nước tương tự thanh nam châm luôn có hai đầu khác nhau. Hễ đầu này Âm thì đầu kia Dương, nếu ta bẻ gãy thanh nam châm thì hai mảnh nam châm cũng sinh ra hai đầu khác nhau như thanh nam châm lớn. Tương tự như thế ở từng nước, phía Bắc thường có nhiều Dương Tính hơn phía Nam, do đó người phương Bắc (cư dân bản  địa) thường cương cường, hiếu thắng, thích vật chất hơn là người phương Nam. Điều này ta có thể nhận thấy ngay chính ở dân tộc Việt Nam ta với cá tính của 3 miền có rất nhiều điểm phù hợp với quy luật trên.

Ví dụ: Người miền Bắc và Bắc Trung bộ đa số đều siêng năng, năng động và cương cường, hiếu thắng (ba phần Dương, hai phần Âm) và thích hình thức, có tính phô trương hơn đa số người miền Nam và Nam Trung bộ (3 phần Âm, 2 phần Dương) .

 Chúng ta cũng có thể tìm thấy những điều tương tự như vậy ở các quốc gia và dân tộc khác như ở nước Pháp, dân bản địa Paris tức là người phía Bắc có cá tính mạnh mẽ, khéo léo và thích phô trương hơn dân ở Marseille có tính chất phác bộc trực, cởi mở như tính người miền Nam Việt Nam. Tất nhiên, việc hình thành các cá tính của từng dân tộc hay mỗi miền còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác nữa như yếu tố về địa lý gồm khí hậu, thổ nhưỡng, sản vật, thức ăn, nước uống hay các yếu tố về xã hội, lịch sử và yếu tố về di truyền. Nhưng những điều vừa nêu trên chỉ là phần Hậu thiên, còn phần Tiên thiên phải nói đến sự phân bố tự nhiên của vũ trụ mà tôi vừa trình bày.

 Các điều vừa đề cập đến tạm cho là hợp lý, nhưng sẽ có người nói rằng tại sao Úc (Australia) lại thuộc về Đông Phương mà dân Úc lại không có tính cách  như các dân tộc Đông phương khác? Xin thưa, dân Úc châu ngày nay chủ yếu là dân Anh quốc di cư sang, bên cạnh đó là các dân Châu Âu khác, sau này mới thêm các dân tộc Châu Á, cho nên không phù hợp với nguyên lý trên vì họ không phải là dân bản địa thuần tuý, tức là dân đã sinh sống ở đó từ hàng nghìn năm về trước. Nhưng nếu họ ở lâu đến hàng trăm nàng nghìn năm sau thì chắc chắn cá tính sẽ thay đổi, không giống với dân chính gốc)  Tương tự dân Nam bộ tuy cũng từ miền Bắc hay miền Trung di dân vào, nhưng sau vài trăm năm ai cũng thấy cá tính người Miền Nam có rất nhiều điểm khác biệt ở người Bắc hay người Trung.

 Nói chung, các nước ở vùng nhiệt đới (xứ nóng) ở gần Xích đạo thì kém Dương khí, có thể nói là Âm hơn các nước ở ôn đới (xứ lạnh) luôn có nhiều Dương khí hơn. Nước Việt Nam ở gần Xích đạo nên so với Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản thì kém Dương hơn, do đó vóc người và xương cốt nhỏ nhắn hơn, cá tính cũng ôn hòa hơn, không quá khích như các dân tộc trên. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào sự phân bố vào sự phân bổ của đồ hình Thái Cực trên. Việt Nam thuộc dạng không quá Âm hay quá Dương mà ở mức trung bình. Do đó tính khí người Việt tương đối quân bình, từ đó suy ra các đức tính khác của dân tộc ta.

 Để hiểu rõ hơn tính cách của các dân tộc xét theo quan điểm Âm Dương, tôi xin liệt kê các yếu tố Âm Dương sau đây:

Âm: yếu đuối, hiền hòa, chất phác, thụ động, thiên về tư tưởng, những gì thuộc vô hình hơn là hữu hình, nên chuộng khoa học tâm linh, chuộng triết học hơn là khoa học kỹ thuật, cơ khí.

Dương: mạnh mẽ, dữ tợn, năng động, thiên về vật chất, những gì hữu hình hơn là vô hình. Cho nên chuộng khoa học kỹ thuật, cơ khí hơn là khoa học tâm linh.

 Tuy nhiên, thế giới ngày nay đang nối kết làm một. Hai khối Đông – Tây đều ảnh hưởng lẫn nhau cho nên không còn bản chất nguyên thuỷ như vừa trình bầy. Phương Đông cũng dần dần chuộng và áp dụng khoa học kỹ thuật của phương Tây mà trước đó mình chưa có, chưa biết và phương Tây cũng đã học hỏi tinh thần triết học phương Đông như Phật giáo, Thiền (Zen) khổng giáo, Lão giáo… mà trước đó họ không có.


 Khi đã nắm vững và thống nhất các điều cơ bản về Âm Dương nói trên, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra dân tộc ta thiên về Âm tính  nhiều hơn là Dương tính. Đó là nguyên lý căn bản trong Đông y mà nhiều người đã biết. Ngoài ra cũng cần nên biết, trong Âm bao giờ cũng có Dương và trong Dương bao giờ cũng có Âm. Do đó nếu nói dân tộc ta thuộc Âm, điều đó cũng có nghĩa là dân tộc ta có phần Thiếu Dương ở bên trong (vì trong Thái Âm luôn có Thiếu Dương tiềm ẩn) tức là bên ngoài thì mềm (Âm) mà bên trong thì cứng (Dương).

 Cho nên khi dân tộc ta có tính Âm nhiều hơn Dương, điều đó cũng có nghĩa là đường hướng chúng ta trong tương lai sẽ phải tăng cường phần Dương lên để quân bình Âm – Dương thì sẽ trở nên vững mạnh và mới phát triển tốt được.

Cần lưu ý là Âm hay Dương đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Cho nên trước hết, tôi nói về mặt tiêu cực của dân tộc ta, sau đó tôi sẽ nói về mặt tích cực trên cơ sở giả định là dân tộc Việt Nam thuộc Âm (nói cách khác là mang nhiều tính Âm)

Ở Việt Nam, đàn ông hầu hết đều đi xe máy của nữ. Chúng ta sử dụng nó một cách tự nhiên vì nó hạp với bản tính của chúng ta. Điều này ở các nước Tây phương (nhiều Dương hơn) ít thấy. Vì đàn ông của họ thường đi xe phân khối lớn dành cho nam giới, họ không sử dụng xe honda hay xe tay ga mà họ cho là của phụ nữ.

Dân mình hay ăn uống, đó cũng là tính cách của đàn bà, quá nhiều quán xá, nhà hàng từ nhỏ đến lớn kể cả các quán cóc vỉa hè và lúc nào cũng có người ăn uống. Ai cũng biết, đàn bà hay ăn vặt hơn đàn ông, cho nên đây cũng là biểu tính của phụ nữ.

Dân mình làm gì cũng bé tí, ít thích những gì khổng lồ, to đùng khác với dân Mỹ, vì tính rất Dương nên thường thích những cái to đùng, vĩ đại. Từ đó, người Việt thường thích buôn bán nhỏ, suy nghĩ nhỏ, ước muốn, cất nhà, làm tượng đài, kế hoạch đều nho nhỏ.

Dân mình hay để ý và câu nệ, chấp nhất những cái vụn vặt, tủn mủn…cho nên nhiều khi quên cái lớn (Tiểu tiết làm hỏng đại sự) Cho nên thường thì chuyện lớn dễ bỏ qua nhưng chuyện nhỏ lại quyết không tha. Đây cũng là thuộc tính của nữ, vốn dĩ rất vị tha nhưng cũng dễ sa vào tiểu tiết  để trở nên khó chịu, nhỏ mọn, chấp nhất.

Dân mình hay đố kỵ, xuất phát từ lòng ganh tỵ do đó hay móc chuyện thiên hạ …hay dèm pha, nói xấu kẻ khác. Đây cũng là thuộc tính của phụ nữ hay ngồi lê đôi mách hơn đàn ông.

Dân mình ít nghĩ xa, tầm chiến lược thường ngắn hạn, không thích bàn chuyện viễn vông, xa vời mà thích thực tế ngay trước mắt. Đây cũng là tính cách của nữ. Có thể ví von: Đàn ông là đèn pha, đàn bà là đèn code, nhìn gần thì rõ, nhìn xa thì mờ. Do không thích những kế hoạch dài hạn nên đưa đến tính ăn xổi, ở thì.

Dân tộc ta có tính hay thay đổi, trên báo chí thỉnh thoảng vẫn đăng tải ý kiến của các doanh nhân nước ngoài là kế hoạch làm ăn của ta thường thay đổi xoành xoạch khiến họ không biết đường đâu mà lần. Đây cũng là thuộc tính của nữ, vì nữ bản tính mềm yếu, hay thay đổi, dễ nghe lời người khác nên có câu: “cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”

Dân Việt thường ít có thái độ rõ ràng, dứt khoát, cụ thể (hay nói nước đôi). Trong làm ăn cũng như trong xử thế, thường như vậy khiến các đối tác rất khó làm việc. Đây cũng là một đặc tính của nữ, thường ít khi trả lời rõ ràng về một vấn đề (muốn hiểu sao cũng được) nhất là trong lĩnh vực tình cảm.
Ít tự tin, kém sáng tạo mà lại ha vong ngoại, giỏi bắt chước hơn sáng chế. Điển hình là gần đây, thanh niên nam nữ đua nhau bắt chước cách ăn mặc và sinh hoạt kiểu Hàn Quốc. Cho nên HSSV Việt Nam thường học giỏi nhưng lại ít có phát minh.

Đa số dân mình hay suy nghĩ và làm việc theo cảm tính, ít theo lý trí. Đây cũng là một đặc điểm của nữ giới.

 Trên đây là xét về mặt tiêu cực của tính Âm, còn về mặt tích cực thì dân ta cũng lắm điều hay như:

-       Tính nhẫn nại, chịu đựng cao, cũng là thuộc tính của nữ giới.

-       Tính bao dung, hay tha thứ

-       Tính khéo léo, linh động trong giao tiếp, ứng xử.

 Ta co thể nêu ra thêm một số mặt tích cực nữa của tính Âm, nhưng thiết tưởng bây nhiêu đó cũng đã cho ta thấy rõ dân Việt bản chất thiên về Âm nhiều hơn là Dương (chứ không phải là không có Dương tính vì trong Âm bao giờ cũng có Dương: Âm trung hữu Dương căn)

 Những luận cứ  và nhận định trên đây của tôi nhằm giúp cho chúng ta hiểu rõ mình là ai, như thế nào để dễ dàng phát huy những ưu điểm, khắc phục hay hạh chế khuyết điểm. Như thế không có gì đáng ngại mà trái lại còn giúp cho dân tộc ta phát triển mạnh hơn.  Vì ta sẽ phát triển trên cơ sở chọn lọc những gì hợp với bản chất, cơ địa của mình. Như trong việc đào tạo các võ sinh của các vị thầy hồi xưa là căn cứ vào thể hình và tính khí của môn sinh mà dạy cho họ môn võ phù hợp.


Vídụ: Đối với người nhỏ con mà lanh lẹ thì dạy Hầu quyền, đối với người cao gầy thì dạy hạc quyền, với người mạnh mẽ, vạm vỡ thì dạy Hổ quyền, Hồng Gia quyền…Hoặc người nhỏ con, yếu sức thì học Aikido hay Judo tốt hơn là học Karaté hay Taekwando.

 Cho nên, sau khi đã xác định bản tính hay khuynh hướng của dân tộc ta là Âm tính, thì ta sẽ có các chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển đất nước theo hướng phù hợp với bả tính và địa hình của đất nước ta. Vì sẽ rất sai lầm và đi vào chỗ bất thuận lợi khi ta định hướng phát triển như các nước khác vốn có tính Dương nhiều hơn ta, và địa hình của quốc gia họ cũng khác ta. Cụ thể hơn, ta có thể định hướng học tập, nghiên cứu xây dựng phát triển về ngành y học (Y học dân tộc và y học hiện đại) nhất là về ngành vi phẫu thuật, tai mũi họng, tim …hay giải phẫu thẩm mỹ, cũng như các lĩnh vực dưỡng sinh, công nghệ thông tin (IT) du lịch, dịch vụ, văn chương, nghệ thuật… các hoạt động về tiểu thủ công nghiệp như gốm sứ, thêu thùa, may mặc thay vì đầu tư vào các ngành công nghệ nặng, về cơ khí … Chúng ta cũng nên tập trung vào các loại hình thể thao nhẹ như cầu lông, bóng bàn, cơ vua thay vì tập trung cho bóng đá, quần vợt … vì những loại hình này thuộc Dương, đòi hỏi nhiều thể lực thích hợp với các dân tộc Dương tạng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hay các dân tộc Âu Mỹ hơn là dân tộc ta.

 Có lẽ chúng ta không nên buồn vì biết dân tộc ta thuộc Âm, nếu các bạn đồng ý với quan điểm của tôi vì Âm không phải là xấu mà Dương cũng không phải là hay, nếu xét về phạm trù Âm – Dương thì cả hai đều có giá trị ngang nhau, và đều có mặt mạnh lẫn mặt yếu. Vần đề ở đây là cần nhận biết rõ, ta là ai ? ta như thế nào ? Để xây dựng đất nước cho tốt đẹp và phát triển nhanh chóng hơn nếu chúng ta không có những nhận định sai lệch về mình. Cho nên khi nắm rõ điều này , ta sẽ định hướng đúng trong việc xây dựng đất nước, như thế sẽ làm cho đất nước ta tiến bộ rất nhanh. Vì ai cũng biết, cái gì hợp thì sẽ mau có kết quả lâu bền và trái lại.

Trong việc làm ăn buôn bán, chữa bệnh, ăn uống cũng nhu quan hệ vợ chồng, ai cũng thấy rõ điều này.

(Bài nhận từ iPhone của Bs Nguyễn Đắc Thảo)

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

XỬ TRÍ, ĐỐI PHÓ, ĐỀ PHÒNG ĐỘT QUỴ

Tg: Ly. Tạ Minh


Nghĩa đen của ĐỘT QUỴ là quỵ xuống một cách đột ngột. Người ta có thể quỵ xuống đột ngột khi tinh thần khủng hoảng, khi tuột đường huyết, hoặc khi có một biến cố của hệ tim mạch.
Đột quỵ có khá nhiều nguyên nhân xa hay gần, nhưng nếu có liên quan đến hệ tuần hoàn (còn gọi là hệ tim mạch) tỷ lệ để lại di chứng rất cao. Vì vậy, muốn phòng ngừa việc đột quỵ chúng ta cần giữ cho hệ tim mạch luôn luôn khỏe mạnh. Ngoài trường hợp bẩm sinh, giữ cho hệ tim mạch khỏe mạnh là một việc không khó; sống luôn đúng phép dưỡng sinh nhưng cần kiên trì và chặc chẽ hàng ngày, cái này mới khó…...
Kiên trì tập thể dục (không cần chơi thể thao), điều độ trong mọi sinh hoạt ăn uống, làm việc, vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn, thiền định càng tốt. Thời gian gần đây,”dân chơi” người VN mình lạm dụng từ thư giãn để chỉ sự vui chơi; trong khi bản chất vui chơi là một kiểu hoạt động khác của thể xác hoặc tinh thần, còn thư giãn bản chất là thả lỏng toàn thân từ tinh thần đến thể xác. Lưu ý điểm này kẻo hiểu lầm tai hại…..! Như nghe nhạc sau khi làm việc mệt mỏi thực ra là một kiểu bắt cơ thể hoạt động khác đi để tránh nhàm chán gây căng thẳng, nhưng tai và não vẫn hoạt động để cảm thụ và phân tích âm thanh. Thư giãn đúng nghĩa chỉ có thể là Thiền Định hoặc ngủ.Thiền có cấp độ thư giãn cao hơn ngủ, vì trong khi ngủ bạn có thể nằm mơ, cũng là một dạng hoạt động khác của não. Còn khi Thiền đúng mực, não bộ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Cho nên khi Thiền sâu, không ngủ vẫn tỉnh táo.
Khi hệ tim mạch đã biến đổi xấu đi thì việc tái lập sự khỏe mạnh của chúng lại khó hơn, cần kiên trì và chặc chẽ hơn nữa.
Khó, vì các biến đổi xấu đi của tim mạch gồm hệ quả của các cơ quan khác và cả của chính nó. Nó có thể biến đổi theo nguyên lý, cơ chế của Tây y lẫn Đông y.
Kiên trì vì các biến đổi của tim mạch là một quá trình trục trặc tâm sinh lý dài lâu mới thành hệ quả. Cần có thời gian để đẩy lùi các trục trặc đó.
Chặc chẽ vì sau khi đã bị biến đổi, chúng rất dễ phát triển thêm mà lại khó bị đẩy lui. Mà trong cuộc sống ngày càng phức tạp như hiện nay chúng ta dễ bị lơ đãng, hoặc rơi vào một tình thế khó giữ vững nề nếp của mình.
Thêm một điểm khó nữa là cần giữ vững tâm lý của mình trong suốt cuộc hành trình đẩy lui bệnh hệ tim mạch hay các bệnh khác: sự thanh thản, an nhiên tự tại. Chữa bệnh nhưng vẫn phải giữ tinh thần thoải mái không lo sợ buồn phiền gì cả, chỉ thuần túy là thực hiện các hoạt động cải thiện sức khỏe mà thôi. Nói cách khác là giữ cho Tâm (tinh thần) khỏe mạnh dù thân đang bệnh. Muốn vậy, không gì bằng THIỀN ĐỊNH. Hãy tập thiền định khi còn đang khỏe mạnh, phơi phới sức sống. Thiền định rất tốt, tuy không phòng chống được mọi bệnh tật nhưng nó giúp chúng ta vượt qua mọi sự một cách tương đối dễ dàng kể cả bệnh tật hay các tai nạn khác của kiếp người.
Vì vậy, mà các bạn thấy trong tài liệu của tôi, khi nói đến bệnh hệ tim mạch tôi luôn nhắc nhở việc dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bởi vì một BS kể cả BS nội khoa tuy cũng hiểu biết về tim mạch nhưng kiến thức và kinh nghiệm về tim mạch không đầy đủ và sâu sắc như BS chuyên khoa TM.
Đôi lời chân tình, mong các bạn lưu tâm.
Với kiến thức không hoàn chỉnh (vì tôi không phải là BS chuyên khoa tim mạch), với kinh nghiệm chưa đầy dặn (vì tuổi đời còn kém nhiều bậc lão y), với lãnh vực hạn hẹp là chỉ chuyên về dùng huyệt (trong đó, phần nhiều là thuộc Diện Chẩn), tôi viết bài này chỉ nhằm nêu lên, đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ trong lãnh vực tim mạch và đột quỵ đã gặp và đã xử trí mà thôi.


ĐỐI PHÓ VỚI ĐỘT QUỴ.

Như đã nêu trên, đột quỵ chỉ là hiện tượng giống nhau của nhiều bản chất khác nhau. Do đó, việc can thiệp cấp cứu đột quỵ không đơn giản như một số bài viết xuất hiện trên internet.
Nếu khi đó mà bạn đo được huyết áp và phân biệt được HA âm chứng hay HA dương chứng thì việc cấp cứu tại chổ mới có tỷ lệ thành công cao, bằng không sẽ dễ gây tai hại thêm khi nhầm lẫn thủ pháp khiến tình hình nguy ngập thêm, nếu may mắn không hại thêm thì lại làm chậm lại cơ may cấp cứu cho BN tại BV……mà trường hợp này, nhanh chậm vài giây có ý nghĩa lớn và vô cùng quý giá.
Cho nên tốt nhất là đưa ngay BN đến bệnh viện gần nhất.

Trong khi trên đường đến BV bạn có thể tạm thời can thiệp như sau:
Đo HA theo cách của tôi đã hướng dẫn để biết BN có đang bị cơn cao HA hay không, và là HA dương hay âm chứng.
Nếu HA bình thường hoặc thấp, chỉ cần bấm 19 cho BN tỉnh dậy. Xem thêm bài ngất xỉu trong tài liệu của tôi.
Nếu HA cao dương chứng: Uống thuốc hạ huyết áp nếu có. Day bộ Giáng ở mặt, có thể kết hợp với thủ pháp chích nặn máu ở Thập Tuyên (đầu 10 ngón tay, ngón chân). Nếu không thành công ngay thì day Bổ Âm Huyết ở mặt và không làm gì thêm.
Nếu HA cao âm chứng. Uống thuốc hạ huyết áp nếu có, hơ bộ Thăng ở bàn chân, có dầu càng tốt.

Nếu chỉ biết HA bệnh nhân cao mà không biết được tình trạng HA là âm hay dương chứng thì thuốc hạ huyết áp là cần thiết mà không làm gì thêm……..và cũng như nếu không biết tình trạng HA của BN thì không can thiệp gì cả, chờ để BV can thiệp là tốt nhất.


ĐỀ PHÒNG ĐỘT QUỴ.

Đột quỵ luôn có liên quan đến bệnh lý của hệ tim mạch. Vì thế muốn không đột quỵ ta cần có một hệ tim mạch khỏe mạnh. Nhưng nếu lỡ mang bệnh thuộc hệ tim mạch thì làm sao đây?
Hãy chọn bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị cho mình, luôn tuân thủ quy trình điều trị và theo dõi của bác sĩ…….Và sinh hoạt sống theo đúng PHÉP DƯỠNG SINH của Đông Y.

      1.      Theo Tây y:
                  Uống thuốc đúng giờ, đúng liều, luôn có ít nhất một viên thuốc cấp cứu huyết áp trong túi, kể cả đang ở trong nhà. Vì có nhiều trường hợp HA đột biến, BN cảm nhận được, đi lấy thuốc cất trong tủ mà vẫn không uống kịp. Luôn đo huyết áp mỗi ngày 3 lần: sáng lúc mới thức giấc còn trên giường, trưa sau khi ăn xong, tối trước khi ngủ. Ghi chép vào sổ riêng và đưa BS xem mỗi lần tái khám. Việc này rất có lợi cho bạn vì BS sẽ nhận định rõ ràng hơn tình hình biến động HA của mình và dễ dàng điều chỉnh thuốc hợp lý và ít tốn kém nhất cho mình. Nếu muốn kết hợp với thảo dược Bắc-Nam thì nên cẩn thận từng bước và ngưng ngay khi thấy tiến triển xấu đi.

      2.      Theo Đông y:
·         Luôn giữ cho tinh thần thoải mái an vui và thanh thản, tránh các xúc động bất cứ kiểu gì từ buồn lo, giận dữ kể cả vui mừng (việc này cần sự hợp tác chặc chẽ của các thành viên trong gia đình).
·         Giữ cho nhiệt độ cơ thể bình ổn, không để cơ thể chịu đựng nóng hay lạnh (tốt nhất là không cảm thấy nóng hay mát quá), do đó nên mặc quần áo tùy thời tiết hoàn cảnh cụ thể, luôn luôn chú ý cảm giác ấm mát của cơ thể để điều chỉnh kịp thời. Không để mắc mưa, tốt nhất là không đi trong mưa dù có áo mưa. Đi ra khỏi nhà nên cầm theo một chiếc áo gió dù trời đang nóng để dùng khi cần thiết vì thời nay nhiều nơi để máy điều hòa hơi lạnh.
·         Không ăn uống chất có nồng độ cao như quá chua, quá cay, quá mặn, tránh các chất kích thích như thuốc lá bia rượu…..vv….kết hợp với các chỉ định về ăn uống của Tây y khi có các bệnh khác kèm theo HA. Vì HA là một bệnh do Tây Y khám phá ra nên họ có nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiệm hơn. Riêng tôi thấy rằng HA dương chứng cần kiêng rượu, có thể dùng bia chút ít cho vui. Nếu HA âm chứng thì lại nên kiêng bia và có thể dùng chút ít rượu cho vui khi có dịp.
·         Tập thói quen tốt là trước khi có một hành động gì đó kể cả việc ăn uống là nghĩ ngay đến việc này, chất này có gây ảnh hưởng xấu đến bệnh của mình không?

·         Học và tập Thiền Định, tuy nhiên không nên cưởng bức cơ thể khi cảm thấy mỏi mệt căng thẳng khi tập Thiền. Khi cảm thấy chớm căng thẳng hay mỏi mệt là xả thiền ngay. Tập Thiền ngay khi chưa có bệnh, càng sớm càng tốt trong cuộc đời mình.

Không nói đến các điều cao siêu theo tôn giáo, bản chất của Thiền căn bản là cho não nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mỏi mệt, tập cho não thực hiện được thao tác hoạt động và ngưng nghỉ khi cần theo ý muốn của mình; dần dần làm chủ được các cảm xúc bản thân. Vì thế, tư thế ngồi không bắt buộc bán già hay kiết già (tư thế hoa sen) gì cả mà có thể ngồi trên ghế, chỉ cần lưng thẳng, cổ thẳng. Nhìn về phía trước cách vị trí ngồi chừng 1 đến 1,5 mét là được. Thở  bình thường. Chọn không gian yên tỉnh.
Khi thiền, dừng mọi hoạt động của não bộ như suy nghĩ, hồi tưởng, mơ ước…… Không nhớ đến điều gì hay người nào cảnh nào. Ví dụ như hể nhớ đến ai việc gì thì vất bỏ quên ngay bằng cách chú ý đến hơi thở đang vào hay đang ra, đếm từ 1 đến 10. Cụ thể vào 1 ra 1, vào 2 ra 2…..cho đến 10 rồi trở lại 1. Vì hơi thở dài hơn tiếng đếm nên bạn có thể đếm “vào 1…1…1” cho đến khi hết thở vào, rồi đếm “ra 1…1…1” cho đến khi thôi thở ra. Biện pháp này nhằm chuyển sự tập trung của sự chú ý vào việc thở vào ra và đếm mà quên đi người hay việc bỗng nhớ đến. Thời gian đầu không làm được vì chỉ cần 1 hay 2 lần thở là lại nhớ ngay đến việc vừa rồi hoặc việc khác. Hãy bình tỉnh và kiên nhẫn, rồi “thời gian quên” sẽ dài ra hơn. Khi theo dõi và đếm số lần hơi thở vào ra được 10 - 20 lần của 10 hơi thở mà không bị phân tâm (nhớ việc hay người hay cảnh). Nên nâng cao một bước nữa là không đếm mà chỉ theo dõi hơi thở vào và ra mà thôi. Như chỉ niệm “vào…vào…vào”……rồi “ra…ra…ra”. Cứ thế, cho đến khi chừng 3 phút mà không nghĩ gì cả là bắt đầu đạt. Đến đây bạn có thể không cần niệm vào và ra mà chỉ ngưng ý nghĩ để theo dỏi hơi thở. Khi thuần thục đến giai đoạn này bạn không cần chú ý gì vào hơi thở nữa mà chỉ ngưng không suy nghĩ. Phát triển khả năng này càng kéo dài càng tốt. Tuy nhiên khi thấy cơ thể mỏi mệt căng thẳng thì xã thiền ngay, đứng lên, đi đi lại lại cho thư giãn. Lần sau tập tiếp. Khi thiền với tư thế ngồi ghế thoải mái thì xã thiền chỉ là đứng lên đi lại một lúc là được. Khi ngồi thiền bán hay kiết già, bạn cũng chỉ cần nằm ngữa ra, đưa 2 chân lên cao một lúc cho máu đen trở về bụng và tim, rồi đạp xe đạp trong tư thế nằm ngữa đó vài chục vòng, rồi tự xoay cổ chân vài chục vòng……Chỉ vậy là đủ.
Khi ngồi yên được chừng 30 phút mà tâm không tán loạn (suy nghĩ lung tung) là trình độ thiền của bạn khá tốt. Hãy duy trì và phát triển cao hơn nữa.
Tiến bộ đến giai doạn này, bạn có thể tập thiền bất cứ lúc nào rãnh rỗi. Có thể đang làm việc hay học tập mỏi mệt bạn ngưng vài phút để thiền tại chổ, không bận tâm đến xung quanh. Nếu được như vậy bạn sẽ thấy sự mỏi mệt của não bộ tan biến nhanh chóng. Khả năng làm việc của não phục hồi khá lên hẵn.
Cho đến khi bạn điều khiển được não bộ: cho phép nó suy nghĩ hay bắt nó ngưng suy nghĩ như ý muốn chỉ trong vòng từ 1 đến 3 hơi thở là đạt.
Thiền còn có nhiều mức độ khác cao hơn khó hơn nhưng ở bài này như vậy là đủ để bảo vệ não bộ và góp phần bảo vệ sức khỏe của bạn rồi.

Lương-y Tạ Minh, Hà Nội 06-08-2013.

From: http://taminhdc.blogspot.com/2013/10/ot-quy-va-xu-tri.html

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

NHỨC ĐẦU VÀ CÁC NGUY HIỄM TIỀM ẨN CỦA NÓ

Bài này được viết đã lâu. Ngày 12-01-2012 chỉ là ngày hoàn chỉnh bài viết.

Viết xong rồi để đó vì phân vân đăng hay không đăng? Đăng thì "chỏi" với đa số, không đăng thì chẳng yên tâm với các rủi ro mà bạn có thể gặp, mặc dù có thể bạn không gặp! Biết mà không nói lên phải chăng cũng là một cái lỗi !?
Hôm nay, tôi quyết định đưa lên đây. Thôi thì.........ai nghĩ sao, nói sao......tôi đành chịu vậy...........sự thật vẫn cần thiết được nói ra như hơn 30 năm nay "tín đồ Diện Chẩn" chúng ta đã vẫn thường kêu lên "DC là một phương pháp hay, có hiệu quả trong điều trị bệnh" cho dù có nhiều dư luận phản bác.
Phân tích các vấn đề này không "đơn giản như đang giởn"......hihi...... nên tôi chỉ nêu lên ý chính, mời bạn đọc.

Đau nhức đầu là một hiện tượng rất thường gặp trong đời sống. Khi bị đau đầu, đôi khi bạn lắc lắc đầu vài cái……….ờ……êm ngay. Đôi khi bạn vổ vổ đầu vài cái….lại cũng êm. Có lúc, bạn nắm một nhúm tóc giật “tách” một cái , nó cũng êm. Có khi bạn tình cờ nhấp một ly cà phê, một ly đá chanh, cam gì đó….êm ngay. Có lúc bạn chạy ra tiệm thuốc bắc khai bệnh và mua vài gói cao đơn hoàn tán hay ra tiệm thuốc tây gần nhà khai bệnh và được bán một túi thuốc gồm nhiều loại, mang về uống……cũng êm. Thậm chí……có khi bạn chợt nghĩ đến “người iu”….cũng êm…….hihi. Nghĩa là có nhiều cách, nhiều chiêu để cái đầu của bạn không còn quậy bạn nữa. 
Và bạn nghĩ “dễ ợt hà…….chuyện nhỏ như con thỏ” !!

Cho đến một hôm, bỗng nhiên bạn thấy mắt đau nhức và mờ hẵn, bạn thấy tai mình bỗng vo ve và đau nhức, hoặc tệ hại hơn đột ngột bạn bị sốt cao co giật, hay bạn bị liệt nữa người, phải nhập viện cấp cứu………Và bạn được bệnh viện phán rằng các biến cố xảy ra đó là do bạn đã và đang viêm tai trong, do đang viêm xoang, do bạn bị cao huyết áp, có một khối u trong não hay bạn có một đoạn mạch máu não bị dị dạng gây biến chứng….....vv. Điều này thường xảy ra ở các bạn trẻ, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể bị bệnh cao huyết áp……..hoặc cũng không ngờ là mình bị viêm xoang mạn tính…….. Kể cả một số người trưởng thành nhưng không quan tâm đến sức khỏe vì từ xưa giờ mình quá khỏe không biết đến bệnh viện bao giờ.
Đây là một sai lầm thường gặp ở người ngoài ngành Y.

Với các “tín đồ Diện Chẩn” thì sao?

Hình như đa số cũng vướng vào sai lầm này………vì DC quá tuyệt vời trong việc giãm đau. Hầu hết các cơn đau bất cứ ở đâu cũng đều có thể áp dụng nguyên tắc dùng đồ hình, đồng ứng và sinh huyệt để làm nó lui ngay sau vài phút (trung bình là 2 đến 10 phút)…….và tắt hẵn không trở lại khi đó là một cơn đau đột ngột lần đầu xuất hiện…….và may mắn là gốc bệnh với ngọn bệnh ở cùng một nơi, bệnh chưa truyền biến, bệnh không có cơ chế phức tạp…... Mà phần nhiều các triệu chứng lần đầu này đều xuất phát từ nơi thụ bệnh cho nên “đau đâu chữa đó” cũng là một giải pháp có hiệu quả. Vì đa số huyệt đều có tính chất giãm đau, tiêu viêm vùng liên quan.

Nhưng nếu nhức đầu do viêm xoang, do huyết áp, do suy nhược thần kinh, do suy nhược cơ thể hay do tăng nhãn áp …….vv…(là vài bệnh chứng tương đối thường gặp nhất)…....có cơ chế rắc rối hoặc gốc bệnh ở một nơi khác thì phản chiếu, đồng ứng và sinh huyệt không phải là giải pháp hoàn chỉnh. Mặc dù chữa xong là êm ngay, ít ra vài tiếng đồng hồ, có khi được 1-2 ngày.
Bạn nghĩ sao khi viêm xoangkhi huyết áp đang tăng do nhiệt mà bạn lại xoa dầu hay hơ ngãi cứu ?

Nếu bạn chữa nhức đầu mà cứ êm rồi lại đau thì bạn cần xem xét tìm cho ra nguyên nhân gây nhức đầu này và cơ chế hàn nhiệt hư thực của nó để có giải pháp đúng.

Ý này cũng được dùng cho mọi triệu chứng bệnh khác.

Lương-y Tạ Minh. Bạc Liêu, 12-01-2012.


Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Phân loại dụng cụ Diện chẩn


LY. Ng Thị Quốc Khánh (ĐT: 0918 514 263) 
nói về phân loại dụng cụ DC 
tại hội nghị chuyên đề 
"Diện chẩn phòng, điều trị khối u và ung thư" 
tại Đồ Sơn, ngày 30/06/2013

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Trừ đàm thấp thủy

Bài giảng của LY Tạ Minh tại CLBDC Hà Nội năm 2010.
Bộ Trừ đàm thấp thủy chia làm 3 cấp: Lọc thấp, trừ thấp và trục thấp.


Tham khảo thêm:
1- Giáo trình của thầy Tạ Minh
Có 3 phác đồ dùng cho 3 mức độ bệnh khác nhau từ nhẹ tới nặng. Lọc thấp là dùng cho trường hợp thấp nhẹ, trừ thấp được dùng cho mức độ thấp trung bình, trục thấp là trường hợp thấp nặng .
Lọc thấp : 107, 240, 12, 184, 290, 7, 347 .
Trừ  thấp: 521, 87, 22 B, 235, 127, 347, 236, 85, 29 (222), 53, 7 , 63, 64, 287, 19, 39, 1, 290, 240, 26,103.
Trục thấp: tác động trọn ụ càm; bờ môi dưới; bờ môi trên và cánh mũi (giới hạn bởi pháp lệnh), toàn bộ mũi kéo dài lên vùng huyệt 103-175. Phác đồ này được dùng khi cần trục đàm thấp thủy thật mạnh.
Về mức độ bệnh Thấp Thủy cần điều trị nhiều mới có kinh nghiệm phán đoán. Nếu chưa kinh nghiệm các bạn có thể dùng phác đồ lọc thấp trước, nếu không hiệu quả mới tăng dần theo các phác đồ sau.

2- Phác đồ trừ đàm thấp thủy trong giáo trình của GS TSKH Bùi Quốc Châu ( Khóa 121/2012, trang 91):
103, 1, 290, 19, 64, 39, 63, 53, 222, 236, 85, 127, 235, 22, 87.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CÁC DI CHỨNG LIỆT


LY. Tạ Minh (ĐT: 0918 388 718)

Liệt do Tai Biến Mạch Máu Não (TBMMN, là tên gọi chung của xuất huyết não và nghẽn mạch máu não mà trước đây thường gọi là nhũn não), liệt do Chấn Thương Sọ Não (CTSN) và liệt do Viêm Não (VN) đều có căn nguyên từ việc tổn thương hoặc bế tắc trong não. Tương tự ta có liệt do Chấn Thương Tủy Sống, liệt do Viêm Tủy Cắt Ngang; hai trường hợp sau cũng đều do thương tổn hoặc chèn ép ở một đoạn tủy sống gây liệt.

Tuy nguyên nhân khác nhau nhưng các trường hợp nêu trên đều gây thương tổn và chèn ép bế tắc  cho não hay tủy sống là hệ thần kinh (gồm nhiều dây thần kinh chằng chịt). Ta đã biết,hệ thần kinh hoạt động theo cơ chế giống như cơ chế của các máy dùng điện năng. Hệ thống này hoạt động tốt hay kém là do chất lượng máy, chất lượng dây dẫn; và do điện áp của hệ thống đủ hay thiếu.
Xét hệ thống quạt máy vận hành nhờ điện. Ta nhận biết hệ thống này vận hành được (thấy cánh quạt quay) nhờ các thông số: điện năng đến, động cơ, vật liệu dẫn điện, mạch điện thông suốt,cánh quạt. Điện áp yếu hay hệ thống động cơ và dây dẫn kém chất lượng thì quạt quay yếu; điện áp đủ, động cơ và dây dẫn tốt thì quạt quay mạnh; nếu quá kém thì quạt không quay nổi dù điện vẫn vào. Cánh quạt quay hay không là do những yếu tố trước nó hội đủ mức cần thiết hay yếu kém.

Tương tự như vậy. Ta nhận biết cơ bắp hoạt động được hay bị liệt lệ thuộc vào các thông số: năng lượng cung cấp từ máu; chất lượng hệ thống thần kinh từ não bộ đến tủy sống đến các dây thần kinh ngoại biên, chất lượng các khớp TK (sinap). Các thông số cần thiết này hội đủ một cách hoàn hảo thì hệ thần kinh chỉ huy các cơ vận động được như ý; một hoặc nhiều trong các thông số này khiếm khuyết thì các cơ vận động yếu hoặc ỳ ra dù tín hiệu thần kinh vẫn đến.

Quạt máy không quay nổi khi điện năng thiếu, nếu không biết ta cứ cho điện vào thì một thời gian sau hệ thống bị cháy. Tương tự (nhưng hơi khập khiểng), khi máu đến không đủ, hệ thần kinh không chỉ huy nổi các cơ bắp dù các tế bào TK vẫn còn thoi thóp sống. Nếu để thiếu máu lâu, vùng tế bào TK này có thể bị chết hẵn và việc phục hồi vận động cho cơ do chúng chỉ huy là không còn hi vọng. Vì thế,việc phục hồi sinh lực cho hệ thần kinh là biện pháp chủ đạo của việc điều trị các thể bệnh bại liệt. Trước đây, Tây y dùng các loại thuốc chống xuất huyết, tan máu bầm; nữa cuối thập niên 90 Trung Quốc đề xướng và thực hiện việc mổ sọ não để hút máu ứ cho bệnh nhân bị xuất huyết não cũng từ nguyên lý này. Từ đó việc cứu sống cho bệnh nhân xuất huyết não nặng không còn khó khăn. Hiệu quả điều trị di chứng liệt sau TBMMN cũng tiến bộ vượt bậc. Nhưng trên thực tế ta thấy còn không ít BN vẫn phải chịu di chứng nặng. Vì sao?

Thú vị ở chổ là thực tế cho thấy việc cải thiện di chứng cho các bệnh nhân tổn thương não-tủy có kết quả tốt hơn vẫn thuộc lãnh vực dùng huyệt dù thuộc bất cứ trường phái nào. Vì sao?

Năm 1988, tôi xây dựng được bộ Tan Máu Bầm có công dụng phá tan máu ứ rất mạnh và được dùng phổ biến trong giới DC. Bộ huyệt này hiện nay đã được tôi triển khai thêm và đặt lại tên mới TIÊU VIÊM KHỬ Ứ vì nhận thấy tác dụng của nó rộng hơn việc làm tan máu bầm. Bộ huyệt này luôn được sử dụng để giải quyết các di chứng của chấn thương, trong hậu phẫu và đều thành công tốt đẹp.  Nhưng mãi đến khoảng năm 1997-98 tôi mới áp dụng vào việc chữa liệt do TBMMN sau khi chữa thành công liệt do chấn thương tủy và chấn thương sọ não; và  sau khi biết thông tin TQ tách hộp sọ hút máu ứ trong xuất huyết não. Kết quả không ngờ là hiệu quả nhanh và cao hơn các phác đồ trước đã áp dụng từ 1987. Tôi đã công bố rộng rãi khám phá mới này trong “Kỷ Yếu 20 năm DC-ĐKLP” do Thầy Châu chủ biên.

Một thú vị bất ngờ khác nữa là vẫn có thể can thiệp tốt các trường hợp nghẽn mạch máu não gây tai biến mà trước đây thường được gọi là “nhũn não”. Kể cả trường hợp nghẽn mạch do mãng xơ vữa.
Khi áp dụng bộ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ vào việc chữa di chứng liệt do các nguyên nhân TBMMN, CTSN thành công, tôi vẫn luôn thắc mắc vì sao Tây y đã hút máu ứ, đã dùng thuốc để tan máu ứ mà BN vẫn còn liệt, nhất là với CTSN. Chỉ khi tôi trị thì chức năng vận động cơ mới tiến triển nhanh một cách rõ rệt ?

Không có phương tiện để tìm hiểu, tôi đành tự nêu các vấn đề sau: 

Có phải biện pháp hút máu ứ bằng phẫu thuật chỉ giải quyết được các vùng máu lớn thấy được, CT hay MRI cũng chỉ thấy được còn máu ứ lớn nên kiểm tra thấy rằng đã thông. Còn những hạt hồng cầu li ti kẹt đâu đó trong các vi mạch mà CT và MRI không thấy được vẫn có thể gây thiếu máu cho các tế bào thần kinh của nó phụ trách. Vì thiếu máu nên các tế bào TK này không đủ năng lượng để chỉ huy các cơ liên quan, mặc dù tế bào TK này chưa chết hẵn. 

Có phải thuốc không đánh tan hết được các hạt hồng cầu lit ti còn lại trong các vi mạch máu ? Có phải di chứng liệt vẫn còn vì máu ứ hay là vì một yếu tố khác khiến cho các tế bào TK không làm được việc?

Hay là do cả 2 yếu tố: huyết ứ li ti và cái gì khác máu ứ còn tồn đọng trong hệ thống thần kinh khiến hệ thống hoạt động kém hẵn.

Nêu thì nêu nhưng giải đáp được cho rõ ràng và chính xác thì tôi chịu thua vì ngoài khả năng kỹ thuật. Không giải đáp được nhưng trên lâm sàng, tôi luôn thành công hơn các giải pháp khác. Bởi có nhiều BN đã bị vài năm từng được điều trị bằng các giải pháp khác, bởi những thầy thuốc khác và không chỉ một thầy thuốc mà vài thầy thuốc trước tôi. Tuy nhiên trong những trường hợp này, hiệu quả cải thiện không cao hơn nhiều, nhưng vẫn có tiến bộ thêm sau khi tôi điều trị. Còn những trường hợp mới bị, sau khi ổn định được huyết áp xuất viện hoặc sau khi mổ sọ não do chấn thương xuất viện mà được tôi trị ngay thì không ai là không đi đứng được, tuy rằng mức độ hồi phục có khác nhau.

Từ những kết quả đó tôi tin là mình đang đúng hướng và đúng nhất từ trước đến giờ. Bởi nguyên lý rất phù hợp với Tây y có kỹ thuật cận lâm sàng cụ thể. Nói lên điều này là một điều không hay xét về khía cạnh “khiêm tốn” theo Đông phương.

NHƯNG…..đã hơn 20 năm lăn lộn với nghề, lang thang trong bụi đường và mưa nắng khắp hang cùng ngỏ hẽm của Sài Gòn-Chợ Lớn  và các vùng lân cận như Bình Dương, Biên Hòa, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và hiện nay là Hà Nội,chứng kiến biết bao cảnh đời đau khổ của bệnh nhân và gia đình họ tôi không thể im lặng chỉ để được hai tiếng “khiêm tốn”!!

Tin và dùng kinh nghiệm nhỏ nhoi này của tôi hay không là tùy quý vị nhưng nghĩa vụ của tôi là phải nói lên sự thật. Nếu không, tôi có lỗi với những BN đã qua của tôi và với những BN có thể sẽ mắc phải trường hợp đau thương này.
Kính mong quý đồng nghiệp và quý bậc trưởng bối cảm thông và lượng thứ. 

Bây giờ, tôi xin trình bày toàn bộ chi tiết kinh nghiệm của tôi, tuy đã được nói đến trong “Kỹ Thuật Chẩn Trị Bệnh Bằng DC-ĐKLP Kết Hợp Đông Tây Y” nhưng hơi ngắn gọn nên các anh chị em còn yếu về DC không dùng được vì không hiểu hoặc không tin vì thấy quá đơn giản:
Các bạn đã có tài liệu huấn luyện của tôi cần cập nhật theo bài dưới đây tuy rằng có chung tựa đề vì lần này tôi sẽ viết chi tiết hơn:




ĐIỀU TRỊ LIỆT DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
VÀ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.
---O---
                                                                 Lương- y    Tạ – Minh.



Tai biến mạch máu não(TBMMN) và chấn thương sọ não(CTSN) thường đưa đến liệt vận động, đôi khi liệt cả cảm giác và rối loạn năng lực tinh thần. Chỉ có một số ít trường hợp phục hồi hoàn toàn theo cơ chế tự khỏi và cơ chế bù, tuy nhiên phải thấy rằng đây là nhờ tổn thương quá nhẹ. Có 2 cơ chế bù: bù tại não là vùng não lành làm thay chức năng cho vùng não bị thương; cơ chế bù tại cơ là những cơ lành làm thay việc cho cơ bị tổn thương. Chưa hết, vào đầu thập niên 00 của thế kỷ 21, người Mỹ phát hiện ra rằng các tế bào TK có thể tái tạo nhưng phải mất khoảng hơn 3 năm. Chính nhờ các cơ chế này mà một số BN nghèo không đủ sức theo đuổi việc điều trị vẫn phục hồi được một số chức năng vận động sau một thời gian khá dài.Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng may mắn như thế. Vì cũng có một số BN bị liệt vài năm đến tôi chữa mới bắt đầu phục hồi.  Một số  ít bệnh nhân thoát khỏi tình trạng liệt này một cách toàn diện do may mắn bị tổn thương tương đối nhẹ vàđược điều trị ĐÚNG CÁCH NGAY TỪ ĐẦU. Đa số là để lại cho bệnh nhân vài di tật về thể xác hoặc tinh thần khi bị hơi nặng hoặc được điều trị không đúng cách kịp thời ngay từ đầu.

Trong di chứng liệt do TBMMN và CTSN  thì điều trị đúng cần phải kết hợp cả ba giải pháp đồng bộ một cách khéo léo : THUỐC MEN, TẬP LUYỆN, HUYỆT ĐẠO.

Việc dùng thuốc thì tùy, Tây hay Đông cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi - trong TBMMN - thời gian đầu nên dùng thuốc tây (có BS chỉ định và theo dỏi) cho đến khi HA ổn định thật sự, vì tuy đã xuất viện HA của BN vẫn có thể lại bất ổn và tai biến tiếp là điều rất dễ xảy ra. Việc ổn định HA  khá phức tạp, dù phương pháp chúng ta có thể làm được nhưng đòi hỏi phải vận dụng y lý rất nhiều về Tây lẫn Đông y nên không thể trình bày trong bài viết này, các phác đồ về huyết áp hiện nay thường mang tính cắt cơn hơn là điều trị . Cho nên các anh chị em nên kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khống chế HA cho bệnh nhân, tránh tai biến rất dễ xảy ra tiếp theo khi HA còn dao động.

Tập luyện có hai phần : thụ động và chủ động. Tập thụ động là  kỹ thuật viên hay người nhà tập cho bệnh nhân, luôn luôn rất cần khi  bị liệt cứng. Tập chủ động là bệnh nhân tự luyện tập theo sự hướng dẫn  kềm cặp của Kỹ thuật viên  (trong thời gian đầu  hoặc tự nghĩ ra các tư thế trong sinh hoạt thường ngày  trong giai đoạn sau), chỉ cần từ  khi bệnh nhân bắt đầu vận động được dù còn rất yếu ớt. Việc này đòi hỏi bệnh nhân phải có ý chí quyết thắng bệnh tật. Tuy nhiên không nên quá cố sức sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất nên nhờ KTV trong thời gian đầu.

Về huyệt đạo, đúng hơn là về DC-ĐKLP, LÀ CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA BÀI NÀY. Tôi xin cống hiến các kinh nghiệm sau đây sau mười mấy năm chuyên nghiên cứu và điều trị loại bệnh này. Có thể nói rằng đây là phác đồ điều trị đặc hiệu cho bại liệt do TBMMN và CTSN. 

  Phác đồ điều trị:

· Giai đoạn một: 156 - + , 38 - +, 7 - + , 50, 37, 61 - +, 3 - +, 290 -  +, 16 - + , 26, 240, 347, phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, Dương và Trắc diện phía đối bên bị liệt.
· Giai đoạn hai: khi bệnh nhân  bắt đầu tự vận động được các cơ phận bị liệt dù còn yếu ớt, chúng ta bắt đầu tác động thêm phản chiếu hoặc cục bộ cơ phận bị liệt, phía cùng bên bị liệt. Gồm phản chiếu nửa lưng, tay chân bên liệt. Tuy nhiên  chỉ tác động bình thường chứ không nên quá nhiều.  Đồng thời khuyên bệnh nhân nên bắt đầu luyện tập chủ động một cách vừa sức. Sự quá tải trong luyện tập sẽ gây phản tác dụng.Nên điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân theo bài “Phục Hổi Chính Khí” để đạt hiệu quả cao hơn và hoàn chỉnh hơn.
· Với tại chổ ta tác động vào gáy, lưng, tay chân bên bị liệt.
· Trường hợp đã dùng bộ Tiêu Viêm Khứ Ứ nêu trên 3 tuần mà BN vẫn chưa tự đứng, chưa tập đi được thì cần chú ý việc điều chỉnh tổng trạng cho BN. Vì thường do huyết khí kém quá nên cơ bắp không đủ sức nâng đở cơ thể. 
· Khi lực chân của BN đã mạnh, tự đứng khá lâu không ngã nhưng hể bước đi thì lại ngã là do có tổn thương vùng tiểu não, ta cần tác động phản chiếu tiểu não là vùng sơn căn ấn đường, vùng đầu mũi và môi, cằm (theo ĐH phản chiếu não bộ). Nếu kết quả CT hay MRI cho biết có tổn thương tiểu não thì ta cần can thiêp ngay vùng này từ đầu mới có kết quả cao được.

 Kỷ thuật : day ấn hoặc rung các huyệt và dùng cào nhỏ cào phản chiếu đầu hoặc cơ phận bị liệt theo các đồ hình nêu trên.
 Nếu bên liệt lạnh mát hơn bên lành thì nên tác động huyệt và vùng phản chiếu có bôi dầu cao, sau khi nhiệt độ 2 bên như nhau thì không dùng dầu nữa. Nếu nhiệt độ 2 bên như nhau thì không cần dùng dầu. 

Biện luận: TBMMN và CTSN đều làm tổn thương não. Hậu quả của sự tổn thương này là gây liệt cho các cơ phận vận động liên quan dưới não như mặt, tay chân ….v..v. Vì vậy gốc bệnh là ở não , các cơ phận chỉ là ngọn. Do đó cứu lấy não bộ là việc đầu tiên phải làm trong hai loại bệnh chứng này. Như vậy khi não bộ được phục hồi thì tay chân lập tức phục hồi. Chỉ những trường hợp lâu ngày cân cơ  bị teo rút thì ta cần tác động mạnh trực tiếp vào các vùng tứ chi để tìm cách hồi phục các cân cơ này. Bộ huyệt nêu trên có tác dụng tan máu bầm, chống viêm, lọc ứ ở não và cải thiện sự lưu thông máu ở não.

Chú ý: 

-Cần kiêng cử không ăn uống các thức chua,lạnh và các thức gây viêm (xem bài “hướng dẫn về kiêng cử”. Tránh tất cả các xúc động, các thay đổi đột ngột về nhiệt độ, về động tác. 
-Việc lăn thêm tuy cần thiết nhưng lăn quá nhiều ở tay chân (vài ba trăm lượt mỗi nơi) khi não chưa điều khiển chúng được chỉ khiến cho các cơ bị nhão thêm và gây khó khăn trong điều trị về sau mà thôi !! Tuy nhiên trong liệt cứng thì lăn là biện pháp tốt trong mọi giai đoạn nhưng cũng nên vừa phải.
-Việc xung điện vào tay chân cũng không nên dùng quá sớm vì rất dễ gây phản tác dụng khi tế bào TK còn yếu không chịu đựng nổi kích thích của giòng điện có thời lượng và cường độ cao hơn ngưỡng của nó lúc bấy  giờ. Mà lúc này làm sao biết được sinh lực của tế bào TK là bao nhiêu nếu không được đo đạc bằng máy móc hiện đại ? Nếu chúng ta dựa vào cảm giác của bệnh nhân để chọn cường độ và tần số xung, thì xung bao lâu là vừa đủ ? Điều này không thể xác định bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân cũng như của chúng ta được. Vì vậy cần thận trọng trong việc xung điện.

-Trong CTSN chúng ta sẽ thường gặp ý kiến của BS cho rằng không được châm cứu mà chỉ cần tập VLTL . Tuy nhiên DC-ĐKLP không phải là châm cứu và chúng ta không đụng đến vết thương ở đầu mà chỉ dùng huyệt ở xa vùng bị thương . Điều quan trọng là không nên dùng những kỹ thuật mạnh tay gây đau đớn cho bệnh nhân đang trong tình trạng suy yếu về hoạt động của hệ thống TK . Dù sao có điều trị thêm bằng huyệt vẫn mau phục hồi hơn  là chỉ luyện tập suông, điều này đã được xác định trên thực tế lâm sàng trong quá trình làm việc của tôi. Nay phổ biến cho các anh chị em cùng dùng.

Chúc tất cả anh chị em thành công trong việc áp dụng bài viết này để điều trị những bệnh nhân bị bại  liệt do hai nguyên nhân trên.

Trong bài này, tôi lấy ví dụ là BN bị liệt bên trái để minh họa hình vẽ vùng phản chiếu đầu các đồ hình Âm, Dương, Trắc diện.






CÁCH DAY HUYỆT VÀ CÀO TRONG ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG LIỆT

Bạn dùng đầu que dò vạch qua lại các huyệt thật nhẹ, Cào cũng vậy, cào thật nhẹ, càng nhẹ càng tốt.
NHẸ NHƯ GIÓ THOẢNG TRÊN DA. Mỗi huyệt hay vùng chỉ cần tới lui,qua lại 30 lượt, Tới và lui, qua và lại được tính là MỘT LƯỢT, có nghĩa là mối huyệt được tiếp xúc khoảng 60 lần. Khoảng tới lui của đầu que dò càng ngắn càng tốt, có nghĩa chỉ cần 1mm trước và sau huyệt. Vì huyệt DC trên mặt rất nhiều, đa số huyệt cách nhau chỉ 2 đến 3 mm. Nếu khoảng tới lui của đầu que dò dài quá, bạn sẽ tác động một lúc 2-3 huyệt. Như vậy, sẽ khiến cho tác dụng mong muốn sẽ loãng đi, sẽ rối đi vì lúc này là sự phối hợp của 2-3 huyệt chứ không còn là khai thác tính chất của huyệt đang day.

Cào cũng vậy, bạn cần cố gắng cào chính xác và gọn gàng vùng cần cào, không lan rộng quá diện tích đồ hình bạn đang tác động. Bởi vì khi cào rộng hơn giới hạn diện tích đồ hình là bạn đang tác động vào phản chiếu của một đồ hình khác rồi. Ví dụ như khi cào phản chiếu đầu của đồ hình Dương và Âm. Bạn cào riêng từng đồ hình, không được lười biếng cào một lúc hai đồ hình vì thấy chúng gần nhau. Vì nếu làm vậy, vô tình bạn tác động để chữa các cơ lưng (hai vùng này hợp lại thì phản chiếu lưng chứ không phải phản chiếu hai mặt trước và sau của đầu BN. Và như thế các tín hiệu cần truyền tải sẽ chạy về lưng chớ không đi đến đầu của BN. Do đó, thao tác của bạn không đạt hiệu quả mong muốn.

Việc tác động rộng chỉ nên dùng khi thao tác tại chổ. Thao tác tại chổ có tác dụng khác với thao tác theo đồ hình. Đây là đặc điểm của Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp. Tác động tại chổ có tính chất như mát-xa nên cần rộng hơn vùng có bệnh để tăng cường lưu thông máu ở nơi có bệnh. Còn tác động theo đồ hình thì lại mang tính dẫn truyền của phản xạ thần kinh. Mỗi một đầu dây thần kinh (huyệt) chỉ đến một điểm trong cơ thể theo đồ hình đang sử dụng nên khi tác động theo phản chiếu cần chính xác. Các bạn cần lưu ý điều này để phát huy hết tiềm năng của huyệt DC, không phí sức, tốn thì giờ vô ích mà lại kém tác dụng.

o/o





Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

GS TSKH Bùi Quốc Châu hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng

Video 10 phút. GS TSKH Bùi Quốc Châu hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng trên đâì VBC.
Tóm tắt:
1- Đánh 6 vùng hệ bạch huyết
2- Day ấn: 124, 34, 50.
3- Dùng ngón tay chà ấm mũi, vùng giữa trán, vùng 2 mang tai
4- Hơ ấm 3 vùng trên
Chú ý:     
1- Luôn giữ chân cho ấm
2- Không ăn các thứ hàn lạnh như: cam, chanh, nước đá, ..


Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

TƯ VẤN VỀ ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG

Tg: LY. Tạ Minh
Thời gian qua, nhiều bạn gọi điện nhờ tôi tư vấn về ÂDKC, nhận thấy cần thiết nên tôi có bài viết này để giúp các bạn vượt qua các khó khăn ban đầu trong khi tập luyện môn này.
Đây là môn khí công do thầy Bùi Quốc Châu chế tác lại dựa trên 2 vòng Tiểu Chu Thiên và Đại Chu Thiên đã có từ lâu. Tiểu Chu Thiên không có gì thay đổi theo các phái, nhưng Đại Chu Thiên thì có khác nhau chút ít giữa các môn phái. Có môn phái chọn vòng này đi từ Đan Điền xuyên qua bụng đi thẳng đến mỏm xương khu (huyệt Trường Cường) rồi theo mạch Đốc đi lên, có môn phái thì chọn kiểu đi từ Đan Điền vòng xuống bộ phận sinh dục, qua hậu môn rồi mới đến mõm cụt và đi lên theo mạch Đốc.
Trước đây các môn khí công chỉ chọn luyện riêng một trong hai vòng chu-thiên này. Nhưng thầy Châu thì phối hợp 2 vòng này với nhau để luyện và đặt tên môn Khí Công này là Âm Dương (ÂDKC), và ông chọn kiểu đi Đại Chu Thiên vòng xuống bộ phận sinh dục. Với tôi, tôi chọn kiểu trước: Đan Điền xuyên qua bụng đến mõm cụt, vì an toàn hơn.
Tính của Dương là động, ấm nóng, gây hưng phấn. Tính của Âm là tỉnh, mát lạnh, tạo ức chế. Cân bằng 2 yếu tố này được thì cơ thể quân bình về tâm lý và sinh lý. Tâm lý thì bình ổn không hưng phấn cũng không trầm cảm, không nóng nảy cũng không chán chường lãnh đạm, bình tỉnh giúp hạn chế phản ứng bất cập trong giao tiếp. Sinh lý thì không nóng không mát thích nghi với sự biến động của môi trường dễ dàng nên khó bị bệnh.
Thở dư đường Dương gây nóng nảy, siêng năng ham làm việc, táo bón, khó ngũ, nổi mụn nhọt. Dư đường Âm lại làm lãnh đạm, lười biếng ù lỳ, tiểu nhiều, đụng đâu ngũ đó. Đó là những hiện tượng thường xảy ra. Ngoài ra, tùy theo cơ địa mỗi người còn có các hiện tượng khác nhưng không ngoài nguyên lý Âm Dương: động-tỉnh, nóng-lạnh, hưng phấn-trầm cảm….
Trong ÂDKC, có 2 điều quan trọng và khó nhất là: tạo cho được TỶ LỆ VÀNG, là tỷ lệ nhiều ít giữa đường âm với đường dương như thế nào để đạt được sự cân bằng âm dương cho cơ thể. Thứ đến là giữ cho an toàn trong suốt quá trình luyện tập, không để sự sơ xuất hay rũi ro gây bệnh cho bản thân người tập.
Bạn cần có không gian riêng tư, yên tỉnh, môi trường tự nhiên trong lành không có mùi lạ kể cả các loại hương liệu thơm. Thời gian đầu khi luyện chưa thành công, bạn không nên tập trong phòng lạnh vì chưa có kinh nghiệm về cảm giác nóng lạnh bên trong cơ thể; nơi có nhiều gió, nơi ồn ào khiến bạn bị phân tâm. Bạn nên tập vào thời khắc và không gian cố định của bạn. Tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi vừa thức giấc. Khi đã luyện thành công thuần thục thì các điều kiện này không khắt khe nữa, nghĩa là tập trong phòng lạnh hay đang đi trên đường phố đều được miễn là không có mùi lạ, trong trường hợp bạn cần bổ sung Âm hay Dương để đối phó với tình huống gặp phải.
Trước mỗi buổi tập, bạn nên thở sâu vào và ra từ 3 đến 5 lần để cơ thể có sự thoải mái và tương đối thông suốt cho hệ hô hấp (thường gọi là thở xã trược) rồi mới bắt đầu tập khí công.
TỶ LỆ VÀNG:
Cách tìm tỷ lệ vàng của tôi như sau: trong khi thở xã trược bạn lắng nghe bên trong cơ thể bạn đang ấm nóng hay đang mát lạnh.
Nếu cảm thấy mát lanh, tức là cơ thể bạn đang âm. Bạn cần thở đường Dương trước như sau: thở 2 Dương (có dẫn ý theo đường Dương) rồi thở 2 đến 5 lần bình thường (không dẫn ý - khi chưa thuần thục bạn nên thở 5 lần bình thường, khi thuần thục bạn chỉ cần thở thường 2 lần thôi) một cách chậm rãi. Trong khi thở bình thường bạn lắng nghe cơ thể như thế nào, còn mát hay nó ra sao rồi. Cứ thế cho đến khi bạn cảm thấy cơ thể bạn ấm lên, lập tức bạn thở MỘT đường Âm rồi nghỉ tập. Ngay lúc ấy, bạn đã cân bằng được Âm Dương cho cơ thể bạn.
Nếu cảm thấy ấm nóng là cơ thể bạn đang dương. Bạn cần thở đường Âm trước như sau: thở 2 đường Âm (có dẫn ý theo đường Âm) rồi thở 2 đến 5 lần bình thường. Rồi lại 2 đường Âm, 2 hơi thở thường. Cứ như trên, cho đến khi bạn cảm thấy cơ thể bạn mát lại, lập tức bạn thở lại MỘT đường Dương rồi nghỉ tập. Lúc này cơ thể bạn đang cân bằng âm dương.
HÓA GIẢI CÁC SƠ XUẤT VÀ RŨI RO.
Trong khi luyện khí công, sự sơ xuất và rũi ro rất dễ xảy ra, nhất là rũi ro. Ngày nào còn luyện khí công là ngày đó rũi ro còn có thể đến với bạn.
Trừ các gia đình giàu có, sống biệt lập trong dinh thự, hầu hết chúng ta sống chung với hàng xóm liền vách. Đang chăm chú dùng ý dẫn khí bỗng……… “rầm”, thế là bạn giật mình, hóa ra vợ chồng láng giềng đắng cơm lạnh canh làm bạn bị vạ lây. Thế là khí bạn bị rối loạn, Khí đang được dẫn đi sẽ bị vừa bế vừa tán tại vùng đang di chuyển. Khí loạn này sẽ gây bệnh cho bạn.Hay khi đang say sưa thở âm dương thì một mùi hôi thối xộc vào mũi bạn, hóa ra con mèo làm rơi hũ mắm mới ũ……vv….và…vv. Thế là bạn bị khí xú uế đó xâm nhập vào kinh mạch.Muôn kiểu rũi ro khó lòng kê khai cho hết. Tùy vùng xảy ra sự cố mà bạn bị bệnh tại mạch Nhâm hay Đốc và cơ quan hay nội tạng gần nhất.
Bệnh do rối loạn khí khá khó chữa. Tôi đã từng chứng kiến vài nạn nhân kiểu này mà sư phụ của họ cũng không hóa giải nổi. Không chỉ đệ tử, ngay chính các vị sư phụ cũng có người không thoát được sự rũi ro này. Cho nên,bạn cần thuộc lòng kinh nghiệm sau đây của tôi để hóa giải các tai nạn này như sau:
RŨI RO VỀ TÌNH CHÍ.
Khí chỉ luyện thành khi có ý. Ý lại cần sự tập trung tinh thần vào việc luyện tập. Khi mới tập bạn thường bị phân tâm vì các vấn đề trong cuộc sống. Thở theo đường luyện khí nhưng tinh thần thì………lại nhớ đến chuyện bị mắng mỏ, bị mất mát thiệt thòi, nhớ nụ cười dễ thương của bạn hàng xóm, nhớ người IU……vv….và …vv... Thế là công toi cả buổi tập, nhưng vụ này không hại gì nếu bạn không bị xúc động. Việc này sẽ gây hại lớn khi đang tập mà bạn bị xúc động. Khi nhận ra mình bị xúc động, ngay lập tức bạn thở hắt ra một cách bình thường không cố gắng gì cả bằng mũi hay bằng miệng gì cũng được. Rồi bạn hít vào bình thường (không dùng ý dẫn khí) vừa phải không cố sức, rồi ngưng hít thở, sau đó bạn tập trung tinh thần vào điểm khí bị tán đó. Đây là động tác gom khí về. Bạn lắng nghe tại điểm đó sẽ thấy có cảm giác tê rần, lúc đầu còn mơ hồ rồi rõ dần. Khi cảm thấy sắp ngộp thở, bạn dẫn ý mang theo đám khí đó đi tiếp, có hai trường hợp như sau:
1-      Bị tán khí khi từ vùng Đan điền trở lên mũi. Bạn dẫn ý có khí đó lên mũi rồi thở ra.
2-      Bị tán khí ở vùng dưới Đan điền, bạn dẫn ý có khí đó đi tiếp theo đường Âm đến mũi rồi thở ra.
Bạn nên lập lại việc này 2 đến 3 lần gì đó cho đến khi bạn thấy việc gọi khí về không có hiệu ứng (không thấy tê rần nữa) có nghĩa là khí bị tán tại vùng đó đã được gom lại và đưa ra ngoài hết rồi. Khi đã thuần thục thì tối đa 2 lần là bạn hóa giải xong.
Khi bạn bị giật mình gây khí tán, cách hóa giải cũng y như trên.
RŨI RO VỀ MÙI XÚ UẾ.
Đang luyện khí công, bạn bị mùi lạ xộc vào mũi. Ngay lập tức bạn thở hắt ra bình thường, không nên hóp bụng cho ra hết. Ngưng thở, gọi khí về, rồi dẫn khí theo một trong 2 đường nêu trên. Vì thông thường nếu bạn không cố ý hóp bụng thở ra cho bằng hết khí trong phổi thì bạn có thể nhịn thở khá lâu, đủ thời gian để gom khí có mùi xú uế đó lại chỉ cần một lần là hết. Đồng thời khí bạn không bị tán mà chỉ ngưng tại chổ vì bạn chủ động thở ra nên việc gọi và gom khí lại không khó, không lâu. Cho nên thao tác hóa giải mùi xú uế chỉ cần một lần là xong.
Bạn PHẢI thực hiện ngay thao tác hóa giải khi xảy ra sự cố, không được chần chừ. Vì vậy nên nằm lòng trước khi luyện khí công.
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG.
Luyện ÂDKC khác với các môn khác ở điểm không cố gắng. Thở vào thở ra rất bình thường, nhẹ nhàng. Chỉ tập trung chú ý vào đường Âm hay Dương, nói cách khác là tập trung vào việc dẫn ý, không chú ý vào hơi thở, không cần cố ý phình bụng hay hóp bụng. Không cần nhắm mắt hay nhìn xuống mà chỉ cần nhìn vào một điểm cố định trước mặt. Ngồi kiểu gì cũng được, chỉ cần thẳng lưng một cách thoải mái. Thở vào thở ra đều bằng mũi, không cần thở ra bằng miệng. Lưỡi để tự nhiên, không cần đưa lên chân răng cửa như các môn phái khác. Nếu bạn tập đường Âm (vòng Đại Chu Thiên) theo kiểu này thì cũng không cần nhíu hậu môn. Nhưng nếu theo kiểu vòng xuống bộ phận sinh dục, qua hậu môn thì bạn phải nhíu hậu môn khi dẫn Ý dến chổ này. Khi đã thuần thục, bạn có thể vừa đi vừa thở ÂDKC chớ không cần ngồi yên tỉnh, nhưng việc này chỉ nên dùng khi cần bổ sung điều chỉnh để đối phó với các biến động trong ngày. Dù sao, luyện ÂD khí công trong thế tỉnh (ngồi một chổ) vẫn có hiệu quả cao hơn.
Đường Dương: thở vào đồng thời tưởng tượng ý của mình khởi đầu từ huyệt 19 (nơi tiếp xúc của chân mũi với môi trên) đi trên mặt da theo đường giữa thân người phía trước qua vùng cổ họng, xuống ngực, qua rún độ 1,5 lóng ngón tay giữa (vùng Đan Điền). Khi ý bạn đến Đan-điền thì ngưng thở, không thở vào cũng không thở ra, một cách tự nhiên không có bất cứ sự cố gắng nào. Tại đây, bạn đếm thầm MỘT (hoặc 2,3 hay 5 hay nhiều hơn nữa tùy sức) rồi dẫn ý đi ngược trở lên lại về huyệt 19 trong khi vẫn ngưng thở. Khi ý bạn đến huyệt 19 bạn thở ra bình thường bằng mũi.
Đường Âm: bạn thở vào trong khi ý đi từ huyệt 19 theo trục giữa thân người như trên xuống đến Đan-điền thì ngưng thở. Đếm MỘT rồi dẫn ý xuyên qua bụng đến huyệt Trường-cường (mõm cụt, mõm xương khu), dẫn ý đi dọc theo trục giữa thân sau đi lên đỉnh đầu, xuống trán – mũi đến huyệt 19 mới thở ra. Suốt đoạn đường từ Đan Điền qua mõm cụt lên lưng, gáy, đầu, trán, mũi, huyệt 19 không dừng lại bất cứ ở đâu. Đoạn này khá dài, vì vậy tôi khuyên bạn chỉ đếm MỘT ở Đan điền để tránh sự đứt hơi không tốt.
CHÚ Ý:
-          Tất cả động tác bạn cần thực hiện một cách bình thường thoái mái, không có sự cố gắng nào. Chỉ tập trung vào việc dẫn ý đi theo 2 đường thở Âm (mạch Đốc), Dương (mạch Nhâm) mà cũng thật bình thường thoải mái.
-          Thời gian đầu bạn sẽ không cảm nhận được có cái gì để dẫn trên 2 đường Âm Dương cả. Đừng bận tâm, vì mới tập bạn chưa có Khí để dẫn. Về sau khi bạn thở có dẫn ý bạn sẽ thấy có một cái gì đó đi theo ý của bạn, đó là lúc bạn đã có Khí, bạn bắt đầu thành công.
THỞ BỔ SUNG: Chỉ khi đến giai đoạn có Khí bạn mới nên dùng ÂDKC bổ sung cân bằng trong khi sinh hoạt. Khi trời lạnh bạn thấy người lạnh, bạn thở đường Dương, cứ 2 đường Dương rồi 2 hơi thở thường, cho đến khi thấy người ấm lại thì ngưng. Khi trời nóng bức, bạn thấy người nóng bạn thở đường Âm 2 lần rồi thở bình thường 2 lần, cứ vậy cho đến khi thấy người mát dễ chịu là xong. Thở khí công không nên hấp tấp tham lam. Cần từ tốn theo hướng dẫn kể cả trong thở bổ sung. Nếu nôn nóng bạn sẽ bị dư Âm hay dư Dương. Khi bị dư âm bạn có thể hóa giải bằng đường Dương. Khi bạn dư Dương bạn lại không thể hóa giải bằng đường Âm, mà phải tắm bằng nước, đây là kinh nghiệm thực tế của tôi.
CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA ÂDKC
-          Cân bằng và ổn định thân nhiệt giúp cân bằng sinh lý cơ thể. Sinh lý cơ thể ổn định là một trong những yếu tố của sức khỏe tốt.
-          Tăng khả năng miễn nhiễm về thời khí nên khó bị cảm. Chống lại sự xâm nhập các trọc khí khi tiếp xúc với bệnh nhân nên không bị rơi vào tinh trạng “nước chảy về chổ trũng” và "bình thông nhau" do đó không bị nhiễm bệnh của bệnh nhân.
-          Cân bằng và ổn định tâm lý giúp giãm phản ứng bất xứng trong giao tiếp. Giúp tinh thần an định trước các biến cố trong cuộc sống.
-          Tăng sức chịu đựng cho cơ thể, chậm mỏi mệt. Tăng khí lực hổ trợ hiệu quả cao hơn trong việc chữa bệnh cho bệnh nhân khi dùng DC-ĐKLP.
-          Điều chỉnh được giấc ngủ: khi cần thức khuya để làm việc, bạn thở bổ sung Dương, khi cần ngủ dễ và êm bạn thở Âm.
Và nhiều công dụng phụ khác. Nếu muốn biết chi tiết, bạn hãy tìm đọc sách “Âm Dương Khí Công” của thầy Châu. Ở đây tôi chỉ trình bày các kinh nghiệm riêng của tôi mà thôi.
Chúc các bạn luyện thành ÂDKC để giúp ích cho bản thân và cho mọi người.
Bạc Liêu , mùng 9 Tết Nhâm Thìn (31-1-2012).